Hiện nay trên thị trường ở Việt Nam có nhiều dòng vải khác nhau như vải cá sấu, thun các loại,.. Tuy nhiên dòng vải chân cua được sử dụng rộng rãi trong các loại quần áo may mặc ở Việt Nam.
Vải nỉ chân cua là một trong những loại vải nghe thì có vẻ lạ lẫm với chúng ta, tuy nhiên nó lại là loại được sử dụng hàng ngày trong đời sống sinh hoạt của chúng ta, đây cũng là một trong những loại vải đang được ưa chuộng nhất trong đời sống đấy nhé.
Khi nghe cái tên vải chân cua có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm, bỡ ngỡ nhưng thật ra loại vải này dùng để thiết kế lên rất nhiều các trang phục, vật dùng hằng ngày. Đặc biệt rất phù hợp để sản xuất những chiếc áo, chiếc quần hay những chiếc áo khoác cho mùa đông lạnh lẽo. Vậy thì vải nỉ chân cua là gì? Chất liệu vải này liệu có tốt không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Mục Lục
Vải Nỉ Chân Cua Là Gì?
Vải nỉ chân cua còn có tên gọi tiếng anh là French Terry Fabric,nó còn có một cái tên gọi khác là vải da cá. Loại vải này được tạo ra từ dệt 2 kim, từ thành phẩm 2 lớp ngoài và lớp trong khác nhau.Lớp ngoài thường mềm mại mịn màng và khít lại với nhau, lớp trong có những vòng tròn xếp lớp xen kẽ, người ta phân loại chúng dựa vào độ to và chúng sẽ được phân thành da cá vòng tròn nhỏ và chân cua vòng trong to, nếu xử lý thêm công đoạn cào sẽ cho ra một loại vải là vải nỉ cào, tùy vào độ cào mạnh hay nhẹ sẽ cho ra nỉ dày nhiều sợi chỉ còn liên kết với mặt vải nền ít chỉ rơi ra và dính sót lại.
Người ta dùng máy dệt hai giàn kim để tạo nên vải nỉ chân cua. Loại vải này được hình thành từ 65%, sợi tổng hợp polyester và sợi bông tự nhiên chỉ chiếm 35%.
Cách đan này đã tạo ra kết cấu mềm mại, sang trọng mà bạn sẽ cảm nhận ngay khi sờ vào chất vải của áo. Vì khả năng hút ẩm và thoáng khí của nó giúp bạn luôn thoải mái trong quá trình mặc nên chúng ứng dụng để may rất nhiều loại trang phục. Từ các kiểu áo thun với quần thể thao trong những ngày hè nóng bức đến những kiểu áo dày, nỉ trong trời mùa đông giá rét tại miền bắc đều sử dụng loại vải này
Chất vải chân cua thường được làm từ 100% cotton, nhưng chúng cũng có thể được làm ra bằng cách pha trộn sợi bông với một lượng nhỏ spandex, lycra, rayon hoặc polyester, cũng như sợi bông loại khác nữa.
Vải chân cua xuất hiện trên thị trường lần đầu tiên vào những năm 1980, và kể từ đó chúng đã trở nên cực kỳ phổ biến trong ngành thời trang may mặc, chính vì vậy nên phần lớn mọi người ở Hoa Kỳ đều có ít nhất một món đồ được làm nên từ vải chân cua trong tủ quần áo của họ.
Đa số vải chân cua được sử dụng để may trang phục thể thao và áo nỉ, quần áo được may từ vải này có các cọc sợi mềm ở bên trong vải nơi chất liệu tiếp xúc với cơ thể và mặt vải mịn là mặt ngoài quần áo.
Với kết cấu thoải mái, sang trọng, mềm mại hoàn toàn phù hợp may nên những trang phục đơn giản của phong cách thời trang như quần thể thao và áo nỉ ấm áp. Loại vải này cực kỳ linh hoạt, có thể giữ cho cơ thể người mặc mát khi trời nóng và giữ ấm khi trời lạnh.
Tổng Quan Về Vải Nỉ Chân Cua
Nguồn gốc phát triển của vải nỉ chân cua
Hai quốc gia Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có khí hậu khắc nghiệt với mùa đông dài và mùa hè ngắn. Những thay đổi thất thường khí hậu và thời tiết khắc nghiệt là thách thức lớn đối với con người sống tại đây. Chính vì vậy cần có trang phục có tính linh hoạt đủ đáp ứng chống chọi với thời tiết bất thường nơi đây, đó chính là lý do người ta đã tạo ra vải nỉ chân cua, nó được coi như là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này tại hai nước trên.Mới đầu, hầu hết vải được dùng để dệt thảm và một số mặt hàng quần áo dành riêng cho các bộ lạc du mục thảo nguyên. Chính sự can thiệp về văn hóa, sự giao thoa phong cách thời trang đã giúp vải nỉ chân cua dần trở nên nổi tiếng ở các nước phương Tây có khí hậu tương tự.
Ở Pháp, từ những năm 1800 mọi người đã có mong muốn đồ của họ được dệt từ loại vải gì đó phải thật bông, mềm mại, nhẹ nhàng nhưng vẫn không hề kém phần thông thoáng, thoải mái. Điều này đã thôi thúc các xưởng sản xuất hàng loạt vải bông lớn và sản phẩm đầu tiên ra đời đó chính là khăn tắm.
Tuy nhiên, loại vải bông này vẫn còn một vài nhược điểm chính là trọng lượng của nó khá dày, gây bất tiện cho người dùng trong quá trình sử dụng. Đặc biệt là đối tượng vận động viên phải hoạt động với cường độ mạnh nhưng các loại vải bông lại không dễ để mang đi mang lại và độ thấm hút mồ hôi cũng không đáp ứng được yêu cầu một cách tốt nhất.
Vì vậy đến những năm 1900, các nhà sản xuất lại tiếp tục nghiên cứu, cải tiến hướng đến việc cho ra đời một loại vải khắc phục được các hạn chế của loại vải bông trên, loại vải mới phải là loại vải vừa có khả năng thấm hút tốt, vừa có trọng lượng nhẹ và đặt biệt là phải có độ bông và mềm mại nhất định.
Và như vậy một loại vải chân cua hay còn được biết với cái tên là French Terry Fabric có nhiều ưu điểm vượt trội đã ra đời .
Vào mùa xuân năm 2001 bộ sưu tập đầu tiên của vải chân cua đã ra mắt, mọi người đã rất hào hứng dùng một loại sản phẩm mới có khả năng giữ ấm tốt, rất nhẹ, đủ độ bông mềm nhưng vẫn thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt tạo cho người dùng cảm giác thoáng mát, dễ chịu khi mặc, nhẹ nhàng khi di chuyển hoạt động nhiều, đặc biệt là dành cho vận động viên.
Với nhiều ưu điểm như vậy nên ngay sau khi ra đời, vải chân cua được đông đảo khách hàng ưa chuộng, chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau.
Loại vải này được sử dụng phổ biến để may đồ ở các nước Châu Âu. Sau một thời gian được sử dụng để may quần áo trẻ em, chúng không chỉ được dùng để may quần áo mà còn được ưa chuộng tại nhiều nước Châu Á trong đó có Việt Nam.
Cách nhận biết vải chân cua
Cách đơn giản nhất để nhận biết vải nỉ chân cua là quan sát đánh giá bằng mắt hoặc trực tiếp sờ vào vải.
- Quan sát bằng mắt thường: nhìn bằng mắt thường ta có thể dễ dàng nhận thấy vải chân cua có một bề mặt phủ một lớp lông ngắn có tác dụng giữ ấm cơ thể cho người dùng, đặc điểm lớp bên trong hơi thô, rõ cả vết dệt. Đặc biệt đối với vải chân cua da cá, lớp dệt bên trong sẽ trông như vảy cá, xếp từng lớp, từng lớp.
- Cảm nhận bằng xúc giác: bạn có thể trực tiếp sờ vào vải để cảm nhận xem đó có phải là vải chân cua không. Nếu đó là vải chân cua thì bạn sẽ cảm thấy vải có độ mềm mại và ấm áp khi chạm vào.
Ứng Dụng Vải Nỉ Chân Cua Vào Đời Sống
Ứng dụng của vải nỉ chân cua
Vải chân cua được sử dụng nhiều nhất vào ngành may mặc hiện nay. Người ta thường sử dụng khá phổ biến để may các trang phục.Có rất nhiều quần áo làm từ vải chân cua mẫu mã đẹp nhưng lại có giá thành rẻ, nguyên nhân chủ yếu là do giá của chất liệu vải chân cua đã giảm xuống.
- Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những bộ đồ được may bằng vải chân cua như đồ mặc thể thao khi tập gym, yoga, thậm chí là những bộ cánh khi đi dạo phố hay ở nhà ta cũng có thể nhìn thấy những đồ được may từ chất liệu vải này.
- Trong nội thất: những đồ nội thất sử dụng chất liệu từ vải nỉ như: bọc ghế, bọc loa, bọc sofa…việc dùng loại vải này để may giúp giảm đau lưng ê mỏi, tạo cảm giác thoải mái thư giãn. Ngoài ra khi sử dụng chất liệu vải này khách hàng sẽ yên tâm lựa chọn được nhiều các kiểu dáng ưng ý và màu sắc phù hợp với nhiều không gian sống khác nhau.
- Một ứng dụng khác của vải chân cua là làm đồ handmade như may gối, vật dụng trang trí nhà, sản xuất chăn cho mùa đông…
- Loại vải nỉ chân cua Cotton cũng được ứng dụng khá phổ biến trong may mặc. Chất liệu vải chân cua không kén người dùng, chúng có thể sử dụng cho cả nam lẫn nữ và ở mọi độ tuổi khác nhau.
- Không chỉ sử dụng may trong các sản phẩm bình dân mà vải thun chân cua đã len lỏi vào trong thiết kế chiếc áo khoác thể thao của một số hãng thời trang nổi tiếng.
Không chỉ vậy, vải nỉ chân cua còn được sử dụng phổ biến trong các trang phục đặc biệt như:
- Lớp áo trong của phi hành gia
- Thiết bị leo núi, đồ lặn biển sâu,
- Đồ thủ công mỹ nghệ
- Vỏ bọc ghế ngồi
- Khăn quàng cổ
- Găng tay
Hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản vải nỉ chân cua
Việc vệ sinh và bảo quản vải chân cua tương đối dễ dàng nếu chúng ta biết cách, khi bạn biết cách bảo quản đúng thì sẽ luôn giữ được độ mới của vải.Sau đây là danh sách một việc giúp bạn có thể dễ dàng bảo quản đúng cách mà bạn nên tham khảo:
- Phân ra từng loại vải, để riêng chúng ra khi giặt
- Ngâm sản phẩm từ 20 – 30 phút và pha vào nước loãng bước này tùy thuộc vào độ bẩn của sản phẩm.
- Trong khi giặt không nên vò mạnh.
- Để vải luôn có hương thơm chúng ta nên sử dụng nước vải
- Sau khi gặt xong không nên cuộn hay vắt mạnh sản phẩm
- Không nên ủi vì hành động này có thể khiến chất lượng vải bị xuống cấp
- Không nên phơi ở thời tiết nắng gắt để tránh ảnh hưởng đến màu sắc sản phẩm
- Cắt bớt đoạn chỉ thừa sẽ giúp cho sản phẩm như mới.
Giá Thành Vải Chân Cua ?
Tùy vào từng loại vải chân cua mà giá thành bán, kích thước của chúng sẽ khác nhau. Hiện nay mặt bằng chung, giá 1m vải chân cua dao động từ 70.000 – 200.000 đồng tùy loại vải chân cua. Theo như đánh giá thì đây là mức giá không phải quá cao so với những ưu điểm mà vải chân cua mang lại cho người mặc.Vì có quá nhiều kiểu dáng, nhiều mẫu mã và được dệt từ nhiều sợi vải khác nhau, do đó rất khó để định giá chính xác cho từng loại vải chân cua. Cũng không có giá trị chung cho kích thước của mỗi loại vải hiện nay, kích thước của một loại vải tính bằng mét của mỗi loại vải không giống nhau . Tuy nhiên, có một vài mức giá phổ biến của vải chân cua chúng tôi đưa ra bạn có thể tham khảo:
- Vải chân cua PE 4 chiều: 60.000đ – 68.000đ (tùy màu)
- Vải chân cua 4 chiều TC (Tixi): 85,999đ – 105,000đ (tùy màu)
- Vải da cá (dẻo) 4 chiều: 95.000đ – 120.000đ (tùy màu)
Ưu Điểm Và Nhược Điểm Vải Chân Cua
Vải chân cua được ưa thích và được ứng dụng rộng rãi do chúng có nhiều ưu điểm vượt trội như sự mềm mại, khả năng thoáng khí, hút ẩm tuyệt vời, độ đàn hồi tốt khiến người mặc cảm thấy thoải mái.Tuy nhiên vải chân cua vẫn còn một số nhược điểm như hơi dày và dễ bị sờn.
Ưu điểm của vải chân cua
- Khả năng hút ẩm tuyệt vời: Ưu điểm đầu tiên chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua là khả năng hút ẩm của nó.
- Chất vải thường có chồng vòng cao, xếp 2 lớp, vải được dệt sao cho kết cấu xốp mịn hơn so với vải dệt phẳng thông thường. Vì vậy sẽ tạo cảm giác da được tiếp xúc mềm mại nhưng vẫn có sự thông thoáng giúp người mặc không cảm thấy khó chịu trong những ngày hè oi bức.
- Độ co giãn tốt: Vải chân cua có độ co giãn đàn hồi tốt hơn các vải dệt truyền thống, vì vậy không khó để thấy đồ thể thao được dệt từ chất liệu này.
- Vải chân cua thấm hút mồ hôi rất tốt: Vì lớp vải có vòng sợi trong cùng tiếp xúc trực tiếp với da nên mồ hôi và hơi ẩm dễ dàng thấm vào vải, giúp làn da của bạn thoáng mát và ngăn mồ hôi nhỏ giọt quá mức trong khi bạn làm việc hoặc tập thể thao.
- Đem lại cảm giác thoải mái dễ chịu khi mặc: Lớp bên trong cùng của vải được làm từ những chất liệu mềm nhất được thiết kế để tiếp xúc nhẹ nhàng với da người mặc. Lớp vải hoàn thiện bề ngoài mềm mịn như nhung tạo cảm giác ấm áp về mùa đông.
- Thoáng khí: đây là một trong những ưu điểm không thể không nhắc đến. Vải vừa có khả năng thấm hút vừa lại thoáng khí một phần nhờ vào cách dệt 2 lớp:
- Dễ dàng vệ sinh, đơn giản trong khâu bảo quản: vải chân cua sẽ khó nhăn tạo nếp gấp hơn so với vải lụa nên bạn có thể thoải mái sử dụng máy giặt để giặt quần áo thay vì giặt tay giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong những ngày bận rộn quá nhiều công việc.
Nhược điểm của vải chân cua
- Vải chân cua dễ bị sờn: đây là vấn đề thường gặp trong các loại vải dùng để sản xuất quần áo, tuy nhiên loại vải chân cua sẽ dễ bị sờn hơn vì kết cấu chỉ có 2 lớp. Sau một thời gian dài sử dụng bạn sẽ thấy rõ vải mỏng đi nhiều và không có sự liên kết như trước nữa.
- Hơi dày: Ban đầu vải được dùng cho các nước phương Tây có khí hậu lạnh nên kết cấu vải hơi dày vì vậy với các nước phương Đông khí hậu nóng khi sử dụng vải để may quần áo mặc mùa hè sẽ cảm thấy nóng nực hơn so với vải lanh hoặc vải lụa.
Phân Loại Vải Chân Cua
Theo như thành phần của từng loại vải thì vải chân cua được chia ra làm 3 loại: vải chân cua da cá, vải chân cua 100% cotton và vải nỉ Hàn Quốc.
- Vải chân cua 100% cotton: là loại vải dùng 100% cotton trong quá trình sản xuất dệt cả 2 vòng trước và sau của trang phục làm cho quần áo thêm mềm mịn, thoải mái dễ chịu khi mặc. Đặc điểm này chúng ta thấy rõ nhất ở những chiếc hoodie vải chân cua vừa nhẹ nhàng, mềm mại nhưng vẫn giữ ấm cực kỳ tốt.
- Vải chân cua CVC 60/40: là loại vải chân cua trong thành phần có 60% cotton, 40 % polyester. Loại vải này được sản xuất theo kiểu vân điểm và chéo vì thế mà ưu điểm lớn nhất của nó là có độ bền cao, giữ màu khó phai và mang lại cảm giác rất thoải mái, mát mẻ cho người mặc.
- Vải chân cua TC 35/65: có thành phần là 65% sợi cotton và 35% sợi PE được kết hợp hài hòa trong quá trình sản xuất để tạo nên một loại vải mềm mại nhẹ nhàng nhưng vẫn có đủ độ cứng cần thiết để may quần áo và trang phục góp phần làm nổi bật vóc dáng của người mặc mà vẫn mang lại sự thoải mái
- Vải chân cua da cá: là loại vải dệt kim làm từ các sợi đan chéo nhau để tạo nên thành phẩm có bề mặt giống như da cá (mặt da cá thường được quay vào bên trong để may) và mặt ngoài là mặt mịn. Thường thì chúng được dệt chủ yếu từ loại sợi cotton kết hợp với một số loại sợi tổng hợp khác.
- Vải nỉ chân cua Hàn Quốc: là loại vải rất phổ biến, được sản xuất bằng cách đan nhiều lớp sợi dày với nhau tạo sự chắc chắn. Vải gồm có hai lớp là vải và len. Bề mặt vải có lớp lông ngắn mềm mại có khả năng giữ ấm, tạo cảm giác ấm mềm khi nhìn và sờ vào nên loại vải này được dùng để sản xuất hàng may mặc, giường, đệm,….
- Chân cua 1 cọng hoặc nỉ 1 cọng
- Chân cua 2 cọng hoặc nỉ 2 cọng
- Chân cua 3 cọng hoặc nỉ 3 cọng
Một Số Câu Hỏi Về Vải Chân Cua
Nghe tên thì có vẻ hơi xa lạ và là loại vải không quá nổi bật trong nhận thức của người tiêu dùng nên khi nhắc đến vải chân cua thường mọi người không có nhiều thông tin về chúng.Sau đây là một số câu hỏi phổ biến về vải nỉ chân cua
Vải chân cua có xù lông không?
Vì đây là loại vải dệt kim có độ co giãn tự nhiên nên vải chân cua không dễ bị nhăn. Nên trong quá trình sử dụng chỉ cần bạn chú ý bảo quản sẽ ít xảy ra tình trạng bị xù lông.
Vải chân cua có dày không?
Nguồn gốc ra đời của loại vải này là ở các nước châu Âu và mục đích ban đầu thường là để giữ ấm nên vải có độ dày nhất định để phù hợp với khí hậu lạnh tuy nhiên chúng vẫn đem lại sự thông thoáng cho người mặc. Đánh giá trên độ dày, loại vải này sẽ ở mức bình thường nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu giữ ấm cho người mặc.
Vải chân cua có tốt không?
Quần áo được làm từ vải chân cua rất dễ bảo quản và có thể giặt máy tuỳ thích. Để giữ cho sản phẩm bền lâu thì nên giặt bằng nước lạnh và sấy khô ở nhiệt độ thấp
Vải có chống nắng được không?
Vải chân cua chống năng theo lý tính được, vì vải này dày, nên sẽ bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời.
Vải chân cua có nóng không?
Nếu như sử dụng vải chân cua ở các nước châu Á có khí hậu ấm nóng thì bạn có thể sẽ cảm thấy nóng vì chất vải khá dày và mặc trong mùa hè sẽ gây cảm giác khó chịu nóng bức.
Mặc dù không có vẻ bề ngoài đẹp như vải lụa, không được dùng để sản xuất trang phục truyền thống đẹp đẽ của người Việt Nam như vải lụa hàn nhưng vải chân cua lại có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, nhất là ở những bộ quần áo bình thường nhưng đem lại sự thoải mái và dễ chịu nhất.
Trên đây là một số thông tin cơ bản và ngắn gọn nhất về vải chân cua, vải nỉ chân cua là gì và cách sử dụng của nó, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho mọi người trong quá trình lựa chọn loại vải và trang phục phù hợp nhất với bản thân.