Vải Polyester Là Vải Gì? Mặc Vải Polyester Có Nóng Không?

Vải Polyester được ví như một loại vải thay thế khá hoàn hảo trong ngành công nghiệp dệt may. Bởi loại vải này có tính ứng dụng và các ưu điểm vô cùng vượt trội, có thể được sử dụng linh hoạt trong nhiều thể loại sản phẩm thời trang hiện nay! Thế nhưng đây cũng được nhiều người coi là loại vải “tai tiếng” bởi chính nó cũng khiến người băn khoăn rất nhiều và phải “nâng lên đặt xuống khi mua”. Vậy vải polyester là gì? Vải polyester có nóng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại vải vô cùng thú vị này nhé!

Vải Polyester là gì?

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã rất quen thuộc với thuật ngữ “vải tổng hợp” rồi đúng không? Thế nhưng khi nhắc đến vải polyester thì chắc chắn là không phải ai cũng biết. Vậy vải polyester là gì? Vải Polyester có nguồn gốc là từ dầu mỏ, trải qua quá trình trùng hợp và kéo sợi, cuối cùng sẽ tạo ra vải polyester và người ta gọi chúng là vải tổng hợp.

Polyester chính xác là tên rút gọn của một loại polime nhân tạo tổng hợp, giống như một vật liệu cụ thể, có tên gọi là loại polyethylene terephthalate (PET). Loại polime này được tạo ra bằng cách trùng hợp ethylene glycol và axit terephtalic. Nghe có vẻ khá khoa học và rắc rối, nhưng về cơ bản thì polyester chính là một loại nhựa. Dù không được giống hoàn toàn như các loại sợi tự nhiên nhưng loại vải này vẫn là một trong số những loại vải dệt phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Nó được sử dụng rất nhiều và trong hầu hết các ứng dụng tiêu dùng và công nghiệp khác nhau, đặc biệt điển hình là công nghiệp may mặc.

Vải làm từ chất liệu polyester

Polyester cũng thường được pha trộn thêm với một số nguyên liệu tự nhiên khác như bông để giúp giảm bớt được chi phí sản xuất, làm tăng độ bền cho các sản phẩm, và có thể khắc phục được các mặt hạn chế của loại sợi tự nhiên. Khi được pha trộn với bông, vải polyester có thể cải thiện độ co, độ bền cũng như là độ nhăn của các loại sợi tự nhiên được sản xuất rộng rãi.

Vải Polyester là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của vải Polyester | BD Research - Khoa học và đời sống

Vải Polyester được ứng dụng rất nhiều và phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất chăn ga gối đệm, các sản phẩm thời trang, quần áo thể thao hay thậm chí là cả đồ lót. Hầu hết các sản phẩm thời trang mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày đều có sự góp mặt của vải Polyester, điều này đã chứng tỏ được tính phổ biến của vải Polyester là rất lớn. Bởi vải polyester có khả năng chống chịu khá cao trong nhiều điều kiện môi trường, rất lý tưởng cho việc sử dụng lâu dài với các ứng dụng ngoài trời.

Lịch sử của vải Polyester

Cha đẻ của loại vải sợi tổng hợp phổ biến này là 2 nhà hóa học người Anh là John Rex Whinfield và James Tennant Dickson. Họ đã phát minh ra sợi Polyester lần đầu tiên vào năm 1941. Và đặc biệt là loại vải này ngày càng trở nên phổ biến tại Anh và nhiều nước khác vào những năm 1970, nhờ vào cách mà nó được quảng cáo là “một loại vải thần kỳ có thể mặc trong 68 ngày liên tục mà không cần ủi, đặc biệt là trông vẫn đẹp”.

Top 3 loại vải sợi thông dụng hiện nay ( Kèm cách nhận biết )

Tuy nhiên, cùng với sự phổ biến thì từ những năm 70, việc sử dụng vải Polyester trong sản xuất vẫn luôn có một vài tranh cãi bởi có nhiều người cho rằng những bộ trang phục được làm từ Polyester trông hơi “nhựa”. Và hơn nữa, nó còn được biết đến như là một loại vải rẻ tiền, mặc không thoải mái. Tuy nhiên, trải qua một chặng đường dài cải tiến, loại vải này đã trở nên phổ biến hàng đầu trong các ứng dụng vào công nghiệp sản xuất.

Sợi Polyester ban đầu chủ yếu được phát triển để tiêu dùng hàng loạt bởi Công ty DuPont – một công ty chuyên phát triển các loại sợi tổng hợp phổ biến khác như nylon. Khi đó, công ty DuPont và các tập đoàn khác của Mỹ đã tìm thấy được một thị trường tiêu thụ mới cho các loại vật liệu tổng hợp của họ trong bối cảnh bùng nổ kinh tế sau chiến tranh và đưa loại nguyên liệu này trở thành nguyên liệu hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất.

Vải Polyester có nóng không?

Bản chất là các sợi hóa học tổng hợp nên các sản phẩm làm từ vải polyester thường khá nóng, nhất khi sử dụng vào mùa hè bởi độ dày của vải sẽ gây thô cứng. Để khắc phục điều này, các nhà sản xuất thường pha trộn thêm với các loại sợi tự nhiên có độ mềm, nhẹ hơn như cotton để có thể cho ra những bộ trang phục có chất lượng và thoải mái nhất. Chính vì vậy, vải Polyester dù mặc khá nóng vào mùa hè nhưng vẫn là một loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Vải polyester có độ bền cao, chắc chắn nhưng không co giãn tốt

Vải Polyester có tốt không?

Nhiều người vẫn quan niệm rằng vải polyester không tốt bởi vì bản thân sợi tổng hợp sau khi trải qua quá trình pha trộn nguyên liệu và sản xuất sẽ bị mất đi các đặc tính tự nhiên, hơn nữa còn gây nóng nực, khó chịu và gây hại đến môi trường. Tuy nhiên có thật sự là như vậy không? Hãy cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của loại vải này nhé!

Ưu điểm

  • Khả năng chống nước vượt trội: Đây là ưu điểm nổi bật của vải Polyester. Điển hình là những chiếc áo khoác gió có khả năng chống nước, có thể đi mưa chính là ứng dụng sản xuất từ ưu điểm này. Tính chống thấm siêu tốt này giúp tạo nên các sản phẩm có tính ứng dụng cực kỳ cao. Loại vải này thường xuất hiện trong các loại trang phục như quần áo thể thao, áo gió hoặc những đồ dùng cho hoạt động ngoài trời như túi ngủ, túi du lịch dã ngoại, lều cắm trại… Ngoài ra, vì không thấm nước nên các sản phẩm được làm từ vải Polyester cũng rất nhanh khô, giúp người sử dụng có thể tiết kiệm thời gian giặt giũ, phơi đồ.
  • Khả năng chống nhăn, chống mài mòn và chống co rút cao: Đây là đặc điểm dễ nhận thấy nhất của vải Polyester. Ngay cả khi bạn muốn sử dụng chúng trong một thời gian dài và thường xuyên giặt giũ cũng có thể yên tâm bởi tính năng này. Đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng khi sản xuất quần áo hay đặc biệt là các bộ chăn ga gối đệm cần độ bền cao vượt trội và phải trải qua một thời gian dài sử dụng.
  • Ít bị xù lông: Sợi polyester rất nhỏ, được dệt lại thành một bề mặt rất đẹp và láng mịn. Vì vậy, vải rất ít bị nhăn và bị xù lông trong thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng bàn chải để chà trong quá trình vệ sinh thì nó vẫn có thể bị xù lông, vậy nên bạn hãy hạn chế sử dụng bàn chải nhé.

Vải cotton được đánh giá cao hơn các loại vải khác

  • Dễ nhuộm màu: Đặc điểm này giúp vải Polyester có thể đáp ứng được các yêu cầu cao về tính thẩm mĩ và đa dạng màu sắc cho các sản phẩm thời trang. Không chỉ vậy, vải Polyester còn có khả năng giữ màu khá tốt. Nếu bạn cần phải thường xuyên giặt thì cũng không cần phải lo lắng tình trạng vải sẽ bị phai màu và ngấm vào những bộ quần áo khác đâu nhé!
  • Không hấp thụ chất bẩn, dễ vệ sinh: Vải sợi Polyester có bề mặt sáng bóng, không dễ hấp thụ các chất bẩn nên những sản phẩm sẽ vô cùng dễ dàng để vệ sinh, giúp tiết kiệm được thời gian và hiệu suất của người sử dụng, mà lại có thể giữ cho sản phẩm luôn như mới.
  • Giá thành rẻ: Loại vải này có giá khá rẻ do quy trình chế tạo đơn giản và nó được sản xuất, pha trộn từ nhiều nguyên liệu giá rẻ khác. Chính yếu tố này cũng khiến loại vải này được sử dụng phổ biến hơn cả với những sản phẩm có giá phải chăng, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng khác nhau.

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội kể trên, vải Polyester cũng còn tồn tại một vài nhược điểm nhỏ như sau:

  • Độ hút ẩm của polyester là khá thấp so với các loại vải tự nhiên khác như vải cotton. Vậy nên chất liệu này thường không thấm hút mồ hôi tốt và đôi khi sẽ gây cảm giác khó chịu, bí bách cho người dùng sau khi vận động nhiều. 
  • Với những người sở hữu làn da rất nhạy cảm, họ có thể sẽ có phản ứng nhỏ khi mặc các trang phục làm từ loại vải tổng hợp. Tuy nhiên, bạn yên tâm là điều này thường rất ít xảy ra, và nếu xảy ra thì đó là vải pha.
  • Về bản chất, vải Polyester rất dễ bắt lửa, vì vậy người dùng cần phải rất cẩn thận, đặc biệt là nếu mặc hoặc sử dụng 100% polyester gần ngọn lửa.
  • Vải polyester là loại vải không thân thiện với môi trường, bởi nguồn gốc của nó là từ nhựa dẻo và nhựa dẻo thì không có chức năng tự phân hủy, từ đó mà có thể gây ô nhiễm môi trường.

Ứng dụng của vải Polyester

Sau khi đã nắm được đặc điểm của vải Polyester, hãy cùng khám phá xem loại vải này có những ứng dụng nào được ưu tiên hàng đầu nhé!

Công nghiệp may mặc 

Vải Polyester là nguyên liệu phổ biến hàng đầu trong ngành công nghiệp thời trang. Nó được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất các sản phẩm thời trang từ trang phục thường ngày cho đến quần áo thể thao.

Polyester khi kết hợp với cotton sẽ tạo nên một loại vải có chất liệu vô cùng tuyệt vời. Các sản phẩm quần áo thể thao được làm từ loại vải kết hợp chất cotton với polyester giúp đem lại cho người mặc cảm giác rất thoải mái và dễ chịu khi vận động.

Vải polyester là gì? Ứng dụng và ưu nhược điểm của chúng - Hình 10

Chăn ga gối đệm, đồ nội thất

Vải Polyester còn có thể được sử dụng để làm lớp cách nhiệt trong đệm, hoặc chăn, gối bông bằng cách sản xuất sợi rỗng. Một điều nữa là bạn có thể nhận thấy với các loại quần áo làm bằng 100% sợi polyester thì sẽ rất dễ bị tích tụ tĩnh điện. 

Polyester là gì? Những điều bạn cần biết về vải Polyester | Thế Giới Sofa

Và để loại bỏ vấn đề này, nhà sản xuất thường được pha trộn thêm các loại sợi tự nhiên ổn định hơn, chẳng hạn như bông khi sản xuất vải Polyester. Sau đó, sản phẩm cuối cùng sẽ được gọi là vải polycotton. Loại vải này thể hiện được hết các lợi ích của cả hai loại vải như: mạnh, bền, chống nhăn và thoáng khí hơn rất nhiều so với vải 100% polyester.

Vải polyester là gì? Ưu và nhược điểm trong thiết kế, thời trang và nội thất | Flexhouse VN

Đặc tính chống nhăn vượt trội được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất đồ nội thất, giúp đồ đạc có thể được sử dụng được lâu bền hơn, giúp giữ nguyên được bề mặt đồ vật có thể căng bóng như ban đầu.

Trên đây là các thông tin về vải Polyester mà chúng tôi muốn truyền đạt đến cho bạn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này cũng như là trả lời được câu hỏi vải Polyester có nóng không? Từ đó có thể ứng dụng những ưu điểm của loại vải tổng hợp này để giúp cho cuộc sống của bạn trở nên thuận tiện hơn. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *